Hoa hồng là loại cây chịu hạn rất tốt, nhưng gặp thời tiết mưa thì thường xảy ra mầm bệnh, đặc biệt là vào các tháng mùa mưa ở Miền Nam từ tháng 7 trở đi.
Nguyên nhân dẫn tới cây hoa hồng bị đen thân là do mưa lâu ngày lại thêm nhiệt độ nắng nóng thất thường làm cho hệ rễ của cây hoa bị tổn thương nghiêm trọng dẫn tới mất khả năng phòng thủ sinh học, lúc này các tác nhân gây bệnh vốn nằm trong lòng đất như nấm, sùng đất, virus sẽ thâm nhập vào cơ quan phát triển của cây thông qua hệ rễ. Đôi khi chúng cũng xâm nhập vào cây thông qua các vết cắt cành để lại trên thân.
Xem thêm bài viết Nấm Diplocarpon là tác nhân gây
bệnh vàng lá đốm đen hoa hồng
Hoa hồng là cây rễ trùm, bộ rễ của cây hoa hồng trong 2 năm đầu tiên vẫn chỉ phát triển ở tầng đất phía trên và bắt đầu ăn sâu xuống tầng đất thứ 2 (hình ảnh) nếu cây được phát triển bình thường. Chính vì điều này, đây là giai đoạn nhạy cảm nhất của cây hoa hồng, trong giai đoạn này cây rất rễ bị tổn thương bởi các tác nhân gây hại.
Hình ảnh mô tả tầng rễ chùm trong đất
Trong giai đoạn phát triển của cây hoa hồng, vào những tháng mùa mưa nếu người trồng hoa không để ý chăm sóc cây thì cây rất dễ bị bệnh như đã nói ở trên là do hệ rễ của cây bị tổn thương.
Để khắc phục được tình trạng cây hoa hồng bị đen thân, thì vào những tháng trước mùa mua, nhà vườn hay người trồng hoa có thể áp dụng biện pháp phòng bệnh từ xa cho cây.
Ví dụ: Ở khu vực phía nam, mùa mưa bắt đầu từ tháng 7 cho đến hết tháng 12 thì trước đó vào khoảng cuối tháng 4 hoặc sang đầu tháng 5 cần tiến hành bón thúc cho cây phát triển đầy đủ dinh dưỡng để vượt qua mất tháng mưa cao điểm, cũng trong giai đoạn này trong quá trình bón phân cần bổ sung thêm các loại thuốc kích kháng sinh học Active 95Pk hay thuốc phòng trị bệnh nấm cho cây cũng như tập trung chăm sóc vào bộ rễ cây.
Khi cây hoa hồng bị bệnh đen thân thì cây sẽ có biểu hiện từ bộ rễ sau đó dẫn tới đen thân đối với cây giâm cành, cây chiết. Lý do vì cây giâm, chiết thường bộ rễ sẽ ăn sâu, đêm mưa to làm nước đọng ở đáy chậu nhiều, ngày nắng gắt lại hun nóng chỗ nước đó, dẫn đến tình trạng om rễ, hỏng rễ.
Bệnh do nấm Diplocarpon gây ra thường xuất hiện và phát triển mạnh trên lá cây
Biện pháp điều trị
Khi phát hiện trong vườn có cây hoa hồng bị bệnh đen thân, thì việc đầu tiên người làm vườn cần đó là cách ly cây hoa hồng đó ra khỏi khu vườn để tránh tình trạng lây lan do virus, nấm bệnh.
Ngừng chăm phân bón cho cây và tiến hành thay đổi đất, giá thể trồng cây cũng như di rời cây lên chỗ không bị ngập úng, hoăc dính mưa.
Tiến hành cắt tỉa bỏ những cành bị bệnh, lưu ý sau khi cắt tỉa những cành hồng bị bệnh thì tiến hành dùng túi nilong bọc đầu cành cắt lại để hạn chế khả năng xâm hại của các loại nấm bệnh khác.
Ngoài ra dụng cụ cắt tỉa cần được khử trùng trước và sau khi cắt cành hồng.
bón bổ sung kích kháng sinh học Acitve 95pk cho cây, để tăng khả năng phòng thủ sinh học, đồng thời bón bổ sung các vi lượng hữu cơ cần thiết cho cây nhằm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây trước khi bị nấm bệnh tấn công.
sử dụng một trong các loại thuốc sau để điều trị cho cây hoa hồng bị đen thân, thuốc Ychatot 990sp; Phytocide 50wp; Kasuran 47wp,
HOTLINE (0386.745.898) TƯ VẤN SỬ DỤNG KÍCH KHÁNG SINH HỌC ACTIVE 95PK
Theo: Hà Phương
29 Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, P7, Tp.Đà Lạt
Email: cuahangdautaydalat@gmail.com
Thời gian làm việc:Thứ 2 - Thứ 7 : Sáng 7h-11h30 - Chiều 13h-17h30
Chủ nhật 8h-16h Nghỉ Trưa 12h-13h (KHÔNG GIAO HÀNG )
Khiếu nại & Góp ý: 0918.040.161