Vàng lá ở hoa hồng nguyên nhân do nấm Diplocarpon là tác nhân chính gây bệnh ở cây hoa hồng, chúng có khả năng tấn công vào lớp phòng thủ sinh học của cây gây ra tình trạng mất sức đề kháng. Nấm phát triển nhanh vào mùa mưa, và những người thời tiết nóng ẩm thất thường.
Trong hình ảnh bên dưới được chụp tại vườn hoa hồng Lafa Garden Đà Lạt vào ngày 28/8/2021. Ở thời điểm Đà Lạt đang là những tháng đầu mùa mưa, thời tiết thường xuyên mưa vào buổi chiều và nắng buổi sáng. Là nguyên nhân gây ra mầm bệnh, đặc biệt là bệnh đốm đen vàng lá do loại nấm Diplocarpon gây ra.
Trên lá cây hoa hồng xuất hiện những đốm đen nhỏ lấm tấm. Đây được coi là thời kì đầu xuất hiện nấm Diplocarpon trên lá.
Ở giai đoạn khi nấm bệnh mới xuất hiện. Nếu nhà vườn phát hiện sớm và can thiệp kịp thời bằng phương pháp hóa học để ngăn chặn sự lây lan của nấm bệnh.
Xem thêm bài viết Khắc phục tình trạng đốm đen vàng lá ở cây hoa hồng
Bệnh đốm đen do nấm Diplocarpon chủ yếu phát triển và lây lan trên lá cây hoa hồng, cả mặt trên và mặt dưới lá cây. Từ khi bắt đầu xuất hiện tới khi nấm phát triển lây lan ra khắp lá như hình số 2 trong khoảng 3 - 5 ngày.
Đây là những quan sát được phát hiện ở vườn hoa lafa garden Đà Lat vào mùa mưa. Ở giai đoạn này nấm bắt đầu phát triển thành những vết loang màu nâu sậm, xuất hiện ở cả mặt trên và mặt dưới lá cây. Nấm tấn công lên các mô trên tế bào lá, lá cây không thể quang hợp trao đổi chất được dẫn tới hiện tượng vàng lá sau đó rụng lá.
Ban đầu nấm Diplocarpon xuất hiện ở những lá già phía cuối cành, sau đó lan rộng khắp lá và tới những lá non cành trên.
Ở giai đoạn thứ 2 khi nấm đã phát triển thì sẽ rất khó kiểm soát, và không thể chữa lành lá cây xanh trở lại được.
Hình ảnh số 2 khi nấm Diplocarpon phát triển rộng trên lá cây hoa hồng
Ở giai đoạn thứ 2 khi nấm Diplocarpon đã phát triển mạnh ở những lá già trên cây hoa hồng thì đã không thể chữa khỏi bệnh được. Điều quan trọng giai đoạn này bạn chỉ có thể làm đó là can thiệp vào kiểm soát cây hoa hồng không cho nấm bệnh lan rộng khắp vườn. Khi lá cây hoa hồng bắt đầu xuất hiện những vùng lá có màu vàng như hình số 3 dưới đây. Điều này cho thấy các mô tế bào trên lá đã bị nấm làm hỏng, lúc mầm bệnh đã lây lan mạnh ra cả cây hồng.
Lúc này, bạn cần tiến hành cách ly ngay cây hoa bị bệnh ra góc vườn hoặc ở phạm vi tương đối xa với những cây còn lại. Tiến hành cắt tỉa, bứt bỏ toàn bộ lá cây bị nấm bệnh và mang đi tiêu hủy.
Tiến hành quét dọn vườn sạch lá cây, đảm bảo không cho nấm bệnh phát tán ra trong vườn. Quá trình này cũng có thể rải thêm vôi nông nghiệp trong vườn để khử trùng. Sau đó can thiệp vàng các thuốc bảo vệ thực vật để loại trừ nấm Diplocarpon ra khỏi vườn cây.
Những loại thuốc thông thường được sử dụng để trị bệnh do nấm Diplocarpon là COC85WP, Anvil 5SC, Manage 5WP
Hình số 3: Bệnh vàng lá hoa hồng xuất hiện sau khi bị nâm Diplocarpon tấn công
Thứ nhất: Thường xuyên cắt tỉa, dọn vườn cây sạch. Cắt tỉa bỏ lá cây trong trường hợp cây nhiều lá, và cành nhánh nhiều.
Thứ hai: Phun phân bón vi lượng tổng hợp bổ sung những nguyên tố vi lượng thiết yếu cho cây có sức đề kháng.
Thứ ba: Không nên tưới nước cho vườn cây vào buổi chiều tối. Điều này dẫn tới việc lá cây động nước qua đêm sẽ là môi trường lý tưởng cho nấm phát triển.
Thứ tư: Thường xuyên phun thuốc phòng bệnh vàng lá đốm đen hoa hồng. Đặc biệt là thuốc trị nấm Diplocarpon ở hoa hồng.
29 Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, P7, Tp.Đà Lạt
Email: cuahangdautaydalat@gmail.com
Thời gian làm việc:Thứ 2 - Thứ 7 : Sáng 7h-11h30 - Chiều 13h-17h30
Chủ nhật 8h-16h Nghỉ Trưa 12h-13h (KHÔNG GIAO HÀNG )
Khiếu nại & Góp ý: 0918.040.161